Home Tin Tức Lựa chọn SSD đúng theo nhu cầu? Phần 1

Lựa chọn SSD đúng theo nhu cầu? Phần 1

by admin

nguồn ảnh: tomshardware.com

Để làm cho bộ xử lý nhanh nhất trở nên chậm chạp hơn không gì dễ dàng và đơn giản hơn là kết hợp nó với một bộ lưu trữ chậm. Mặc dù bộ xử lý của bạn có thể xử lý hàng tỷ chu kì mỗi giây, nhưng nó sẽ phải dành rất nhiều thời gian để chờ ổ đĩa của bạn cung cấp dữ liệu. Chúng ta đều biết là ổ đĩa cứng luôn rất chậm chạp do chúng có các bộ phận chuyển động bên trong. Để đạt được hiệu suất tối ưu, bạn cần một ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) tốt hơn.

Nếu bạn đã biết tất cả về các loại ổ đĩa SSD, bài viết này là không cần thiết với bạn. Nhưng nếu bạn không nắm chắc hoặc không biết gì về SSD, thông qua bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một vài điều bạn cần xem xét khi mua sắm một ổ đĩa SSD.

Dưới đây là bốn mẹo nhanh, dựa trên những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được:

  • Hiểu rõ về hệ thống máy tính của bạn: tìm hiểu xem trên bo mạch chủ có khe cắm cho ổ đĩa M.2. Nếu không có, bạn sẽ cần một ổ đĩa SSD 2.5″ thay thế.
  • Dung lượng bao nhiêu là đủ: Các ổ đĩa có dung lượng từ 250GB đến 500GB mang đến sự cân bằng tốt nhất giữa giá cả và chất lượng. Ổ đĩa 1TB sẽ mang đến cho bạn không gian lưu trữ cho tất cả các ứng dụng, trò chơi, nhưng bù lại chúng sẽ có chi phí thấp hơn rất nhiều.
  • SATA rẻ hơn nhưng chậm hơn: Nếu hệ thống của bạn có hỗ trợ NVMe PCIe hoặc ổ đĩa Optane, hãy cân nhắc đến việc mua ổ đĩa với một trong các công nghệ này. Tuy nhiên, với sự phổ biến của giao tiếp SATA, chi phí đầu tư thấp lại là một yếu tố được rất nhiều người dùng cân nhắc và chúng vẫn cung cấp hiệu suất tuyệt vời cho các ứng dụng phổ biến.
  • Ổ SSD luôn tốt hơn so với HDD: Ngay cả ổ SSD chậm nhất cũng nhanh hơn gấp 3 lần ổ đĩa cứng. Tùy thuộc vào khối lượng công việc, cân bằng giữa hiệu năng và dung lượng của ổ đĩa SSD là một lựa chọn tinh tế.

Bạn có thể chi bao nhiêu?

Hầu hết các ổ đĩa tiêu dùng có dung lượng từ 120GB cho đến 2TB. Mặc dù ổ 120GB là rẻ nhất, nhưng là không đủ để chứa nhiều phần mềm và thường chậm hơn các phiên bản dung lượng cao hơn. Bạn có thể nên cân nhắc việc bỏ ra thêm 500-700 ngàn để tăng dung lượng từ 120GB lên 250GB và đó là khoản tiền khá hợp lý. Khoảng cách giữa các ổ 250GB và 500GB có thể cao hơn một chúng, nhưng ổ đĩa 500GB lại mang đến sự hấp dẫn giữa giá cả, hiệu suất và dung lượng cho hầu hết người dùng, đặc biệt nếu ngân sách của bạn không đủ cho dòng 1TB

Ngoài ra còn có một số ổ đĩa của Samsung có dung lượng trên 2TB. Nhưng chúng cực kỳ đắt tiền (thường trên 10 triệu đồng), vì thế những sản phẩm này thường chỉ thực sự đáng giá với những người dùng chuyên nghiệp cần không gian lưu trữ và tốc độ cũng như không quan tâm đến giá cả sản phẩm.

Máy tính của bạn hỗ trợ loại SSD nào?

Ổ đĩa trạng thái rắn hiện có một số yếu tố hình thức khác nhau. Loại ổ đĩa bạn cần mua phụ thuộc vào thiết bị bạn có (hoặc đang có ý định mua). Nếu bạn sở hữu một máy tính để bàn gần đây hoặc đang xây dựng một PC với bo mạch chủ từ trung cấp đến cao cấp, hệ thống của bạn sẽ hỗ trợ hầu hết các loại ổ đĩa hiện tại.

Ngoài ra, máy tính xách tay mỏng nhẹ và dòng máy lai 2-in-1 hiện đại đang dần chuyển sang sử dụng hình thức M.2 có dạng như 1 thanh kẹo cao su, những dòng máy này thường không có không gian cho việc chứa ổ đĩa 2.5″ như trong máy tính xách tay truyền thống. Và trong một số trường hợp, các nhà sản xuất máy tính xách tay đã hàn ổ đĩa trực tiếp lên bo mạch, vì vậy bạn sẽ không thể nâng cấp chúng. Vì vậy, bạn cần phải tham khảo hướng dẫn sử dụng của thiết bị hoặc sử dụng các công cụ để kiểm tra trước khi mua ổ đĩa SSD.

Bạn cần yếu tố hình thức nào?

SSD hiện có ba yếu tố hình thức chính, cùng với một yếu tố hình thức không mấy phổ biến.

  • Kết nối Serial SATA 2.5-inch (SATA): Loại phổ biến nhất, các ổ đĩa này mô phỏng hình dạng của các ổ cứng máy tính xách tay truyền thống và kết nối qua cùng một loại cáp và giao diện SATA mà bất kì người kỹ thuật viên nào cũng phải quen thuộc. Nếu máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn của bạn có khoang ổ cứng 3.5″ hoặc 2.5″ và chân cắm SATA trống, các ổ đĩa này đều có thể lắp vào hệ thống của bạn.
  • SSD Add-in-card: Những ổ đĩa này có tiềm năng nhanh hơn so với các ổ đĩa khác, vì chúng hoạt động trên băng thông của PCI Express thay vì SATA. Ổ đĩa AIC cắm vào các khe cắm PCIe trên các bo mạch chủ. Do đó bạn sẽ cần một khe cắm PCIe x4 hoặc x16 trống để lắp đặt chúng. Nhưng đây chỉ là một tùy chọn cho máy tính để bàn.

Nếu máy tính của bạn nhỏ gọn và hoặc bạn đã lắp đặt card đồ họa, bạn đã không gặp may. Nhưng nếu bạn có chỗ trong máy và khe cắm dự phòng, những ổ đĩa này có thể là một trong những ổ đĩa nhanh nhất hiện nay (ví dụ như Intel Optane 900P), do diện tích bề mặt của chúng lớn, cho phép làm mát tốt hơn. Di chuyển dữ liệu ở tốc độ cực cao sẽ phát sinh ra rất nhiều nhiệt.

  • M.2 SSD: Hình dạng của chúng giống như một thanh RAM nhưng nhỏ hơn. Các ổ đĩa M.2 hiện đã trở thành tiêu chuẩn trong các dòng máy tính xách tay mỏng, nhưng bạn cũng sẽ tìm thấy chúng trên hầu hết các bo mạch chủ máy tính để bàn từ hai-ba năm trở lại đây. Một số bo mạch chủ thậm chí có hai hoặc nhiều khe cắm M.2 và bạn còn có thể cấu hình RAID cho các ổ đĩa này.

Trong khi hầu hết các ổ đĩa M.2 có chiều dài phổ biến là 80mm, có một số sản phẩm ngắn hơn hoặc dài hơn. Kích thước phổ biến nhất của M.2 hiện nay thường được dán nhãn M.2 Type-2280, tức chiều rộng 22mm và chiều dài 80mm. Mặc dù máy tính xách tay sẽ chỉ tương thích với một loại kích thước, nhưng các dòng bo mạch chủ máy tính để bàn có nhiều điểm neo cho tất cả các kích thước phổ biến hiện nay.

  • U.2 SSD: Có yếu tố hình thức tương tự các ổ đĩa 2.5″. Tuy nhiên, chúng sử dụng đầu kết nối khác và gửi dữ liệu qua giao diện PCIe tốc độ cao và chúng thường dày hơn các ổ đĩa SSD 2.5-inch. Ổ đĩa U.2 thường có chi phi đắt hơn và dung lượng cao hơn các ổ đĩa M.2 thông thường. U.2 SSD thường chỉ được sử dụng nhiều trong các dòng máy chủ

(Còn tiếp)

 

Related Articles

Leave a Comment