Home Tin Tức Intel phản bác lại sự chênh lệch điểm so sánh giữa EPYC 2 “Rome” của AMD với Xeon Platinum 8280

Intel phản bác lại sự chênh lệch điểm so sánh giữa EPYC 2 “Rome” của AMD với Xeon Platinum 8280

by Kiet Nguyen

Intel-Xeon-Scalable-Processor

Tại Computex, trong sự kiện họp báo của mình, AMD đã nói về loạt vi xử lý EPYC thế hệ thứ hai có tên mã là Rome, sẽ được sản xuất dựa trên qui trình 7nm. Trong buổi họp báo, AMD cũng đã trưng bày một kết quả so sánh cho thấy một hệ thống với thiết lập 2x CPU EPYC 2 64 nhân 128 luồng (tổng cộng có 128 nhân và 256 luồng) có hiệu suất gấp đôi một hệ thống sử dụng hai vi xử lý Intel Xeon Platinum 8280 28 nhân 56 luồng (tổng 56 nhân 112 luồng). Tuy nhiên, Intel lại cho rằng kết quả trên được thực hiện và họ đã thực hiện lại bài test trên trong nội và đưa ra những phản bác điểm số của AMD.

Rõ ràng, với kết quả trên quả là một thông tin có thể làm thay đổi mọi thứ, nhất là trong cuộc chiến hiện tại giữa AMD và Intel trên cả mặt trận để bàn tiêu dùng lẫn không gian máy chủ. Mặc dù mọi thứ sẽ được làm rõ hơn một khi các nhà đánh giá có cơ hội trải nghiệm và đánh giá chính xác sản phẩm của AMD. Cả Intel lẫn AMD đều biết tầm quan trọng trong việc nắm giữ ngôi vị đầu bảng về hiệu năng. Ngành công nghiệp máy chủ là một thị trường khổng lồ, và Intel hiện đang nắm giữ khoảng một nửa doanh thu từ việc bán các trung tâm dữ liệu.

Và dĩ nhiên, tầm quan trọng của việc công bố thông tin công khai, và đó là lý do tại sao Intel lại rất quan tâm đến điểm chuẩn đánh giá và thiết lập phần cứng mà AMD đã sử dụng để đưa phần cứng của mình để so sánh với chip Xeon của Intel. Dữ liệu gần đây cho thấy AMD đã và đang giành lại thị phần máy chủ của Intel. AMD vẫn đang đứng ở vị trí thứ hai nhưng khoảng cách đang dần được thu hẹp. Và với những gì AMD đang tiến hành với vi xử lý EPYC 2 sẽ quyết định đến thị phần trong tương lai.

amd-epyc-intel-xeon-benchmark-comparison

Trở lại với bài đánh giá, AMD đã đưa ra một hệ thống EPYC 2P (2 socket) để so sánh với một hệ thống 2 socket gồm 2 bộ xử lý Xeon Platinum 8280 của Intel, với hệ thống AMD sẽ có 128 nhân và 256 luồng trong khi hệ thống của Intel là 56 nhân và 112 luồng. Với lợi thế gấp đôi ở cả số nhân và số luồng đã cho kết quả là hệ thống EPYC nhanh hơn gấp đôi (9.68ns với 19.60ns mỗi ngày) như được hiển thị ở hình trên.

Mặc dù không phải là một cuộc chiến công bằng về nhân và lõi, nhưng đó cũng là điểm nhấn – AMD đã có phần cứng sẳn sàng cho những khối lượng công việc cơ bắp thậm chí còn nhanh hơn cả chip Xeon của Intel.

2019-06-03_175736

Tuy nhiên, ngay sau đó Intel đã và đang đăng tải trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội rằng có nhiều cách để đạt hiệu suất tốt hơn là chỉ tính trên số lượng nhân, như với kiến trúc cơ bản và khả năng tối ưu hóa cũng rất quan trọng. Theo Intel, trong phần trình diễn của AMD đã bỏ qua các tối ưu hóa NAMD trên phần cứng của họ và do đó kết quả có lợi cho AMD là không công bằng.

big_intel-namd-benchmarks

Điều gì sẽ xảy ra khi các tối ưu hóa NAMD được áp dụng? Intel hẳn sẽ rất vui khi được bạn hỏi như thế. Khi sử dụng tối ưu hóa NAMD, trong một thử nghiệm riêng của Intel cho thấy cấu hình hai Xeon Platinum 8280 cho điểm số lên đến 12.65 ns/ngày. AMD vẫn đánh bại Intel trong kịch bản này, nhưng sự khác biệt là ít kịch tính hơn, đặc biệt hơn là ngay cả khi gặp bất lợi cả về nhân lẫn luồng mà Intel vấp phải trong tình huống này.

Không dừng lại đó, Intel cũng trưng ra dữ liệu hiệu suất nội bộ của một dòng Xeon Platinum 9000-series (Cascade Lake-AP), mà sẽ lên đến 56 nhân và 112 luồng, cùng với một tá kênh bộ nhớ trong một đóng gói. Dựa trên kết quả này, hai vi xử lý Xeon 9282 của Intel (tổng cộng 112 nhân và 224 luồng) vượt xa hệ thống của AMD đến 23 phần trăm.

big_intel-namd-optimizations

Intel cũng cung cấp chi tiết về các điều kiện thử nghiệm của họ. Một điều cần lưu ý là thiết lập Linux đã được cập nhật để xử lý các lỗ hỏng mới nhất.

Đối với các thiết lập thử nghiệm của AMD, họ chỉ cung cấp thông tin thông qua Tomshardware với nội dung như sau:

“Dựa trên thử nghiệm nội bộ của AMD về đánh giá điểm NAMD Apo1 v2.12. Các thử nghiệm của AMD được thực hiện trên các nền tảng tham chiếu với cấu hình 2x vi xử lý EPYC thế hệ hai 7nm (Rome) 64 nhân, 16 x 32GB DDR4 2933MHz, hệ điều hành Ubuntu 19.04, kernel 5.0 và sử dụng trình biên dịch AOCC 2.0 beta với OpenMPI 4.0, FFTW 3.3.8 và Charm 6.71, đạt điểm số trung bình 19.04 ns/ngày;

So sánh với máy chủ Dell 740 có cấu hình 2x Intel Xeon Platinum 8280 28 nhân, 12 x 32GB DDR4 2933MHz và Ubuntu 19.04, kernel 5.0 sử dụng trình biên dịch ICC 19.0.3 với FFTW 3.3.8 và Charm 6.71, ghi nhận kết quả đạt trung bình 9.68 ns/ngày. Hiệu suất có thể thay đổi tùy theo tấm bán dẫn được sản xuất.”

Từ những thông tin mà Intel phản bác, có vẻ như AMD đã bỏ qua một số tối ưu hóa quan trọng và bằng cách nâng cao những thành phần có lợi cho phần cứng EPYC 2 của mình thuận lợi hơn với phần cứng của Intel.

Chúng ta còn cả một chặng đường dài để có những hình ảnh đầy đủ. Các đánh giá bên ngoài sẽ cung cấp một đánh giá tình hình đầy đủ hơn. Các đánh giá bên ngoài cũng sẽ sử dụng nhiều bài đánh giá, thay vì chỉ tập trung vào một bài đánh giá duy nhất. Sau đó, có thể còn xem xét đến các yếu tố khác như tiêu thụ năng lượng, sản lượng nhiệt, giá cả và hỗ trợ. Tất cả các yếu tố

Chúng ta sẽ biết nhiều hơn về hai nền tảng này trong các bài đánh giá trong tương lai gần.

Related Articles

Leave a Comment