Home Tin Tức AMD có thể chiếm 30% thị phần vi xử lý để bàn trong Q4 2018

AMD có thể chiếm 30% thị phần vi xử lý để bàn trong Q4 2018

by Hang Nhu

Sau khi bắt đầu có lợi nhuận trở lại trong năm 2017, AMD đã tiếp tục đà tăng trưởng tốt hơn trong năm 2018, với mức giá cổ phiếu của công ty đã đạt mức cao nhất trong 12 năm gần đây và thị phần bộ vi xử lý máy tính để bàn của họ cũng được nhìn nhận một mức tăng trưởng rất tốt có thể chiếm 30% thị phần trong Q4 năm nay, đó đều là nhờ vào những nổ lực của công ty sản xuất bán dẫn TSMC cũng như sự chậm trễ của Intel trong việc tung ra các bộ vi xử lý 10nm và nguồn cung các dòng vi xử lý thế hệ 8 hiện tại.

Các nguồn tin cho biết AMD đã thay đổi đang kể trong chiến lược đóng gói sản phẩm của mình khi bớt phụ thuộc vào GlobalFoundries và ký hợp đồng sản xuất với TSMC để chế tạo GPU, máy chủ và các bộ xử lý PC trên quy trình 7nm. Sự thay đổi chính sách đã khiến giá cổ phiếu của AMD tăng trở lại kể từ giữa năm 2018 trong bối cảnh kỳ vọng của thị trường về những con chip có tốc độ và hiệu suất tốt hơn cũng như việc luôn đảm bảo độ ổn định về nguồn hàng.

AMD Ryzen Threadripper

Ngoài ra, Intel đã không thực hiện quá trình chuyển đổi quy trình 14nm xuống 10nm trong nửa cuối năm 2018 và sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến các nhà sản xuất PC chuyển sang lựa chọn bộ xử lý AMD, qua đó cũng góp phần đẩy giá cổ phiến của AMD lên mức cao nhất trong vòng 12 năm qua.

Các nhà cung cấp máy tính để bàn và bo mạch chủ như ASUS, MSI, GIGABYTE và ASRock đã tăng cường sản xuất và xuất xưởng các sản phẩm trang bị vi xử lý AMD, góp phần làm gia tăng thị phần của AMD lên 20% trong quý 3. Và với diễn biến hiện tại, mọi kỳ vọng rằng thì phần của AMD sẽ tiếp tục đà tăng trưởng hơn nữa trong Quý tới, có thể chiếm đến 30% thị phần vi xử lý để bàn toàn cầu.

Về thị trường vi xử lý dành cho máy chủ, các bộ xử lý EPYC của AMD đã được được Samsung Electronics và Mellanox xử dụng ngay những ngày đầu ra mắt trong khoảng giữa 2017. Bên cạnh đó, loạt EPYC cũng đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các khách hàng hạng nặng bao gồm Microsoft, Baidu, Dell, HP và Supermicro… Dự kiến loạt EPYC sẽ giúp AMD có được 5% thị phần máy chủ x86 toàn cầu vào cuối năm 2018 mà hiện đang bị Intel kiểm soát tới 99%.

Bộ vi xử lý EPYC mới nhất của AMD có tên mã là Rome dựa trên kiến trúc Zen2, dự kiến sẽ được đi vào sản xuất hàng loạt trong năm 2019 và được đóng gói dựa trên quy trình 7nm của TSMC sau khi các mẫu thử đầu tiên bắt đầu được ra lò trong cuối năm 2018

nguồn: Digitimes

Related Articles

Leave a Comment