Home Tin Tức Toshiba lựa chọn liên minh Mỹ-Nhật trong việc bán mảng kinh doanh bộ nhớ Flash.

Toshiba lựa chọn liên minh Mỹ-Nhật trong việc bán mảng kinh doanh bộ nhớ Flash.

by Kiet Nguyen

Toshiba đã tìm thấy một đối tác thích hợp trong việc bán lại mảng kinh doanh bộ nhớ của Toshiba. Innovation Network Corporation of Japan (INCJ), một liên minh đầu tư được thành lập bởi chính phủ Nhật Bản và 26 công ty Nhật Bản. Toshiba hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận trước cuộc họp cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 28 tháng 6 và sẽ hoàn tất các thỏa thuận vào tháng 3 năm 2018.

Bên cạnh tập đoàn INCJ, liên minh này cũng bao gồm Ngân Hàng Phát Triển Nhật Bản cũng như Bain Capital Private Equity. INCJ là một tập đoàn đầu tư nhà nước-tư nhân thuộc sở hữu của chính phủi và 19 công ty tư nhân. Được thành lập vào năm 2009 và đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Japan Display Inc (JDI), trong đó Sony, Toshiba và Hitachi là ba cổ đông chủ chốt của JDI. Ngân hàng Phát Triển Nhật Bản là một tổ chức với các dịch vụ tài chính và đầu tư dự kiến sẽ được tư nhân hóa nhưng hiện tại đang hỗ trợ cho mọi thứ từ việc tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với Bain Capital Private Equity, việc mua lại bộ phận kinh doanh bán dẫn của Toshiba sẽ là lần đầu tiên họ đầu tư vào chất bán dẫn như trước đây họ tập trung vào phần mềm và dịch vụ (như Symantec, Myob…) Thông qua các nguồn tin, có vẻ như Bian đang nhận được sự ủng hộ từ chính đối thủ của Toshiba trong lĩnh vực bộ nhớ là SK Hynix.

Các khoảng đầu tư của các thành viên trong liên minh
Tên
Bain Capital Private Equity ~¥425 billion ~$3.806 billion
SK Hynix (will invest with Bain Capital) ~¥425 billion ~$3.806 billion
INCJ ~¥300 billion ~$2.687 billion
Mitsubishi UFJ Financial Group (will invest with INCJ) ~¥550 billion ~$4.927 billion
Development Bank of Japan ~¥300 billion ~$2.687 billion
Tổng cộng ¥2 trillion ~$17.9 billion
Source: Reuters

Toshiba cho biết, liên minh này đã đưa ra các đề xuất tốt nhất “không chỉ về mặt thẩm định giá mà còn là việc đảm bảo khả năng duy trì hoạt động, duy trì nhân viên cũng như có thể nắm giữ các công nghệ nhạy cảm.”

Trong khi đó, Western Digital vẫn tiếp tục phản đối Toshiba trong việc tách ra và bán cổ phần của họ trong liên doanh Toshiba – SanDisk. Western Digital đã không thể theo kịp tốc độ đấu thầu của Toshiba và họ đang tìm mọi cách để can thiệp vào bất kỳ nổ lực nào của Toshiba mà không có sự đồng ý của SanDisk – một công ty con của WD. Tuần trước, WD đã đệ trình lệnh cấm đầu tiên để ngăn cản Toshiba bán bộ phận bộ nhớ cho đến khi giải quyết được các vấn đề. Buổi điều trần đối với yêu cầu trên sẽ được diễn ra vào ngoài 14 tháng 7.

Lợi nhuận trong việc kinh doanh bộ nhớ là rất quan trọng với vấn đề tài chính của Toshiba khi mà các thành phần khác của tập đoàn này đang gặp các rắc rối. Công ty điện hạt nhân của Toshiba – Westinghouse đã nộp đơn xin phá sản theo chương 11 vào đầu năm nay sau khi họ thua lỗ khoảng 9 tỷ đô. Những tổn thất đó và những ảnh hưởng liên tục từ những vụ bê bố về kế toán trước đây đã buộc Toshiba phải bán đi bộ phận kinh doanh bộ nhớ flash vốn đang rất thành công như là cách duy nhất để họ có thể kiếm tiền trong một khoảng thời gian ngắn. Ước tính doanh thu từ kinh doanh bộ nhớ của Toshiba dự kiến sẽ đạt ít nhất 18 tỷ đô. Không cần biết là người chiến thắng cuối cùng trong việc mua lại bộ phận bộ nhớ của Toshiba, nhưng tình hình chung của thị trường bộ nhớ flash chắc chắn sẽ có biến động. Toshiba hiện đang là nhà sản xuất bộ nhớ flash lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung, với doanh số bán ra tăng lên khi mà tất cả giá bộ nhớ đang tăng đột biến do nhu cầu cao.

Related Articles

Leave a Comment