[Review] Bo mạch chủ MSI X299 Tomahawk Arctic

by Kiet Nguyen

Thiết kế tổng thể của MSI X299 Tomahawk Arctic

MSI X299 Tomahawk Arctic có ngoại hình khá đơn giản, tông màu trắng với các họa tiết màu xám làm cho sản phẩm vẫn có một sự tinh tế kèm một chút hoang dại lạnh lùng của vùng tuyết trắng.

Khu vực socket LGA-2066 với 8 khe cắm bộ nhớ chia đều 2 hai bên, với tản nhiệt MosFET đa tầng sơn trắng đẹp mắt. Cụm VRM gồm 8+1 phase điện nguồn cấp cho CPU, vừa đủ để đảm bảo một nguồn điện ổn định cho loạt vi xử lý Intel Core X và lý tưởng đối với các bộ vi xử lý Core X tầm trung.

X299 Tomahawk Arctic chỉ cần một đầu cắm nguồn 8-pin cho CPU. Trong trường hợp cần ép xung, bo mạch chủ sẽ yêu cầu một nguồn với đầu ra 12V tối thiểu 20A để đảm bảo hệ thống vận hành một cách ổn định nhất.

Cụm phase điện nguồn được phân phối và điều khiển thông qua IC IOR35201,  mỗi phase điện sẽ gồm  8 MosFET với  4 x Nikos PK616BA (high side) và 4 x Nikos PK626BA (low side)

8 khe cắm bộ nhớ DDR4 được bọc Armor Shield bảo vệ và chống nhiễu, hỗ trợ bộ nhớ DDR4-2400MHz (mặc định bởi CPU) và dĩ nhiên là sẳn sàng để hoạt động ổn định với các loạt bộ nhớ tốc độ cao hơn với tính năng XMP 2.0.

Nằm ngay mép các thanh nhớ là một đèn LED Debug Code và các đèn led cảnh báo khi khởi động máy.

Về lưu trữ, bên cạnh 8 cổng SATA 3.0 thông thường, X299 Tomahawk Arctic còn hỗ trợ các kết nối lưu trữ tốc độ cao như M.2 và U.2. Một điểm khác biệt đối với nền tang 200 seri đó chính là bạn có thể thoải mái cắm, kết hợp và sử dung cùng lúc tất cả các kết nối U.2 và M.2, SATA3 mà không phải lo ngại vấn đề giảm băng thông hay bị disable một thiết bị nào nhờ vào sự dồi dào trong số làn PCIe được hỗ trợ bởi CPU.

Trong số 2 khe cắm M.2 sẽ có một khe cắm thừa hưởng việc làm mát nhờ vào thiết kế của tản nhiệt chipset cầu nam.

X299 Tomahawk Arctic hỗ trợ cấu hình đa card đồ họa NVIDIA SLI hoặc AMD CrossFire 3-way. Cũng cần lưu ý là cần phải dựa trên số lanes PCIe được hỗ trợ bởi CPU mà sẽ có các mức băng thông khác nhau.

Bo mạch chủ này cũng hỗ trợ hai nút bấm tắt/mở và reset trên sản phẩm, ngay phía trên là một jack cắm nguồn 5V dành cho việc demo xem trước ánh sáng và các hiệu ứng của đèn nền LED.

Âm thanh Audio Boost 4 với chip điều khiển Realtek ALC1220 cùng các tụ lọc âm Nippon chuyên dụng.

I/O Rear Panel cung cấp đầy đủ các kết nối cần thiết, dễ dành nhận thấy đó là số lượng cổng USB trên nền tảng HEDT luôn dồi dào hơn các nền tảng đa dụng như seri 200 của Intel. Rear panel cũng được trang bị Armor Shield bảo vệ và chống nhiễu điện từ nhưng không hỗ trợ đèn nền LED.

Ngoài ra, nếu tháo bỏ lớp Armor Shield chúng ta sẽ thấy bo mạch chủ này vẫn còn 1 khe cắm mini-PCIe x4 để trống và trong trường hợp này chắc chắn là chúng ta có thể trang bị thêm một card mạng không dây nữa.

Related Articles

Leave a Comment