Home Card Đồ Họa Đánh giá Palit JetStream GTX 1070 Ti

Đánh giá Palit JetStream GTX 1070 Ti

by Kiet Nguyen

Thế hệ GPU Pascal của NVIDIA đã đi đến những tháng cuối cùng của dòng đời. Và GTX 1070 Ti có thể được xem như là GPU cuối cùng của thế hệ Pascal được NVIDIA tung ra thị trường vào tháng Mười Một năm ngoái. Với GTX 1070 Ti được NVIDIA phân bổ lắp vào chỗ trống giữa GTX 1070 và GTX 1080, cũng như là đối thủ trực tiếp của AMD Radeon Vega 64 và Vega 56.

Và với một số rắc rối đã từng vướng vào với GTX 1070 làm cho GPU sớm đã rơi vào quên lãng. Việc ra mắt GTX 1070 Ti không chỉ mang đến một luồng gió mới cho phân khúc card đồ hoạ tầm trung – cao mà nó còn gây một áp lực rất lớn lên dòng sản phẩm Vega 56 của AMD.

Về thông số, NVIDIA GeForce GTX 1070 Ti có số nhân CUDA vượt trội hơn rất nhiều so với GTX 1070 khi có đến 2432 bộ xử lý dòng (so với GTX 1070 là 1920), và ít hơn GTX 1080 chỉ 128 nhân CUDA. Xung nhịp hoạt động của GPU GTX 1070 Ti là sự pha trộn giữa GTX 1070 và GTX 1080 với xung nhịp cơ sở của GTX 1080 là 1603MHz và xung nhịp tăng tốc là của GTX 1070 tức 1683MHz.. Tuy nhiên để tạo nên sự khác biệt giữa GTX 1070 Ti và GTX 1080, NVIDIA trang bị cho thế hệ GPU này bộ nhớ kế thừa từ GTX 1070 vẫn là loại bộ nhớ GDDR5 cho tổng băng thông 256BG/s, so với bộ nhớ GDDR5X trên GTX 1080 là 320GB/s.

 

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiến hành đánh giá card đồ hoạ GTX 1070 Ti đến từ Palit với phiên bản JetStream. Đây là một phiên bản với giải pháp tản nhiệt đã được thiết kế lại bởi Palit. Trước đây, dòng sản phẩm JetStream được biết đến như là một dòng sản phẩm card đồ hoạ hiệu suất cao của Palit với các phiên bản đã được ép xung sẳn. Nhưng ở JetStream GTX 1070 Ti, Palit vẫn giữ nguyên thông số xung nhịp đúng như phiên bản tham chiếu của nhà sản xuất chip là 1603MHz/1683MHz (base/boost).

Palit JetStream GTX 1070 Ti Specs

Ở JetStream GTX 1070 Ti vẫn kế thừa những tinh hoa của loạt JetStream từ Palit, vẫn với thiết kế tản nhiệt hai quạt kích thước lớn. Bề mặt nắp nhựa che chắn và bảo vệ hai khối nhôm làm mát mang chủ đề khá đơn giản, không quá cầu kỳ và hầm hố với hai tông màu chủ đạo là màu bạc và màu đen. Với tên thương phẩm seri JetStream đính bên dưới ốp mặt trước card. Vòng tròn tâm của quạt không là tên thương hiệu như thường thấy mà được dán miếng sticker tên của GPU được trang bị, ở đây là GeForce GTX 1070 Ti

 

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Cận cảnh quạt làm mát của Palit JetStream GTX 1070 Ti, cả hai quạt trên sản phẩm này đều dùng quạt 10cm, Đặc biệt, cả 2 quạt được thiết kế quay đối xứng nhằm đạt được độ tối ưu tốt nhất cho việc lưu thông dòng không khí vào các lá nhôm bên trong. Bên cạnh đó, quạt làm mát được lấy cảm hứng từ các động cơ siêu phản lực mà Palit gọi là TurboFan với các cánh quạt tạo nên những luồng khí cũng như áp lực không khí mạnh mẽ hơn cải thiện hiệu suất làm mát tốt hơn.

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Bên trong, giải pháp tản nhiệt được chia làm 2 cụm làm mát với một cụm đảm trách việc làm mát cho GPU và VRAM trong khi cụm còn lại phụ trách cho các MosFET VRM. Nhiệt độ từ GPU sẽ được đưa đến cả hai cụm làm mát thông qua hệ thống 5 ống heatpipe kích thước lớn.

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Trong đó, có 3 ống heatpipe dẫn nhiệt trực tiếp từ GPU ra cụm tản nhiệt phía sau.

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Mặt trên được đính kèm một bảng đèn RGB nổi bật thương hiệu Palit. JetStream GTX 1070 Ti hỗ trợ cấu hình NVIDIA SLI 3-way và yêu cầu được cấp nguồn thông qua 2 đầu PCIe 8-pin và 6-pin

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Mặt lưng vẫn được trang bị backplate nhẵn nhụi với nhiệm vụ chính là để bảo vệ lưng PCB, không tích hợp đèn nền RGB …

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Palit JetStream GTX 1070 Ti

Phần mềm:

Palit JetStream GTX 1070 Ti đi kèm phần mềm ThunderMaster, với phần mềm này người dùng dễ dàng theo dõi trạng thái hoạt động, các thông tin về sản phẩm, tinh chỉnh đèn nền LED RGB trên card và thậm chí là ép xung card.

Dù thông tin chính thức NVIDIA không cho phép ép xung GPU này để giữ sản phẩm này luôn ở một khoản cách nhất định với GTX 1080, nhưng không vì thế mà các đối tác AIB lại bỏ qua một thứ có thể thu hút người dùng chọn mua sản phẩm của mình. Palit JetStream GTX 1070 Ti cũng vậy, không khó để ép xung trên sản phẩm này.

Đánh giá hiệu suất:

Cấu hình hệ thống đánh giá:

  • CPU: Intel Core i7-8700K@4.8GHz
  • Mainboard: GIGABYTE Z370 Gaming 3
  • Memory: 8GB Corsair Vengeance LPX DDR4-3000LPX 16-16-16-36 (2 x 4GB)
  • VGA: Palit JetStream GTX 1070 Ti
  • SSD: Plex tor M7V 512GB
  • HDD: Seagate BarraCuda 2TB
  • PSU: EVGA G2 1000

Trước khi đi vào đánh giá hiệu năng của card, chúng ta hãy cùng xem qua những hình ảnh về đền nền LED RGB trên card. Như đã nói phần trên, Palit chỉ trang bị đèn nền RGB tại bảng tên phía trên card. Việc chỉ trang bị đèn nền tại vị trí này thích hợp cho những ai lắp đặt card theo phương ngang truyền thống nhưng nếu bạn đặt card thẳng đứng như một số thùng máy đời mới hiện tại sẽ không thể trải nghiệm ánh sáng RGB trên card này.

Futuremark 3DMark

Qua các bài test và thực tế với game, ở hai độ phân giải 1080p và 1440P, không có một tựa game nào có thể làm khó một sản phẩm tầm trung – cao như GTX 1070 Ti. Ở độ phân giải 2160p, GTX 1070 Ti vẫn đủ sức để đáp ứng tốt hầu hết các tựa game đình đám hiện nay.

Với mức giá tham khảo vào khoảng 13.900.000 đồng cho một phiên bản giữ nguyên thông số thiết lập từ NVIDIA, nhưng sở hữu một giải pháp làm mát cao cấp hiệu suất cao, Palit JetStream GTX 1070 Ti là một lựa chọn hợp lý cho những ai cần một card đồ hoạ sử dụng GPU GTX 1070 Ti như vẫn đảm bảo các tiêu chí về hiệu suất tốt, giá thành hợp lý.

Hiện Palit JetStream GTX 1070 Ti được phân phối bởi nhà phân phối Đạt Khang với chế độ bảo hành 3 năm.

 

Related Articles

Leave a Comment